Xuất thân từ một gia đình có truyền thống võ thuật lâu đời, Đại Sư Nam Anh đã được ông ngoại truyền thụ võ công Thiếu Lâm Tự ngay từ thuở ấu thơ.
Đến năm 1959, ông được vinh dự trở thành hội viên của Tinh Võ Hội (vốn là một tổ chức quốc tế về võ thuật và tiêu chí để kết nạp vào hội viên rất chọn lọc) và theo học môn Võ Đang dưới sự huấn luyện của Đại Sư Quan Thế Minh. Năm 1967, ông có cơ duyên gặp được đạo sĩ Trương Tòng Phú, vốn là Đại Sư chưởng môn phái Võ Đang nên ông đã quyết định theo Thầy lên núi tu luyện suốt ba năm ròng.
Hạ sơn năm 1969 và từ đó đến năm 1975, ông theo học môn Vịnh Xuân với võ sư Hồ Hải Long (tên thật là Nguyễn Duy Hải), một trong số các truyền nhân của Đại Sư Nguyễn Tế Công . Trong khoảng thời gian ấy, cùng với võ sư Hồ Hải Long, ông đã sáng lập nên bộ môn Thần Khí Đạo với tinh hoa đặt nặng trên Khí và Thần.
Sau năm 1975, một hoàn cảnh đặc biệt đã khiến ông gặp gỡ Đại Sư Hạng Văn Giai tại trại học tập cải tạo Chí Hòa. Cùng trong cảnh ngộ là trại viên diện chính trị, giữa hai người đã nảy sinh một mối thâm giao. Suốt trong thời gian từ 1975 đến 1977, ngoài giờ học tập lao động, Đại Sư Hạng Văn Giai đã tâm truyền cho ông sở học thâm sâu về các ngành học thuật Đông Phương như Phong Thủy, Tướng Pháp và Tử Vi Đẩu Số. Sau khi mãn hạn học tập, ông đã quyết chí lặn lội tìm kiếm tung tích của Đại Sư Nguyên Minh theo lời gửi gắm của Đại Sư Hạng Văn Giai. Sau khi đã gặp và vượt qua nhiều thử thách, ông đã được Đại Sư Nguyên Minh nhận làm đệ tử thân tín và dốc lòng truyền dạy cho ông để kiện toàn hết trình độ cao đẳng và siêu đẳng của Vịnh Xuân (từ năm 1977 đến năm 1983).
Đại Sư Lưu Đại Phong và Đại Sư Nam AnhSau hơn 30 năm khổ luyện, Đại Sư Nam Anh đã được Đại Sư Nguyên Minh , đại diện ủy quyền của Kim Cương Tự, chính thức sắc phong Chu Sa Đai đệ cửu đẳng và được chỉ định làm chưởng môn đời thứ 6 Vịnh Xuân Chính Thống Phái tại Việt Nam. Sự lựa chọn này chủ yếu xét đến kiến văn, trình độ văn hóa và khả năng vận dụng trong xã hội đương đại.
Trong năm 1978, ông cũng gặp lại Đại Sư Lưu Đại Phong, tức Lục Bình Đạo Nhân, vốn là sư đệ của Đại Sư Trương Tòng Phú. Cũng là người phái Võ Đang, Lục Bình Đạo Nhân quí ông như một đệ tử thân tín và trở thành cố vấn tinh thần cho ông.
Đặc biệt vào năm 1980, ông đã khổ công tập luyện thêm Bạch Mi chính thống phái tại Việt Nam với Đại Sư chưởng môn Lư Bình Vân, nhờ vậy hóa giải được mối bất hòa trước đây giữa hai môn phái Bạch Mi và Vịnh Xuân.
Bên cạnh sự nghiệp về Võ Thuật, Đại Sư Nam Anh còn hoạt động rất tích cực trong nhiều lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác :
Đại Sư Lư Bình Vân và Đại Sư Nam AnhTốt nghiệp Cao Học Luật Công Pháp Quốc Tế tại Luật Khoa Đại Học Đường – Sài Gòn, cử nhân văn chương Pháp và Đức – Đại Học Sư Phạm Sài Gòn.
1969 đến 1973 : Hội viên Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam, phó tổng thư ký Tòa soạn Nguyệt san Võ thuật là tạp chí duy nhất về võ thuật thời đó.
1973 : Luật Sư thuộc Luật Sư Đoàn – Sài Gòn.
1973 đến 1975 : Cố vấn Pháp Lý cho Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam
1977 đến 1986 : Hội viên Hội Luật Gia Việt Nam.
Đến Québec – Canada năm 1986, ông là Giáo Sư giảng dạy hơn 9 năm tại Đại Học Montréal, cùng lúc hoàn tất học trình Tiến Sĩ Luật Thương Mại quốc tế.
Đại Sư Nam Anh còn là Chủ tịch kiêm sáng lập viên Liên Đoàn Quốc Tế Thiếu Lâm Vịnh Xuân Nam Anh Kung Fu và Liên Đoàn Quốc Tế Vịnh Xuân Chính Thống phái. Đồng thời ông cũng là Chủ tịch kiêm sáng lập viên Hội Án, Ma, Nã tại Québec và là tác giả của hơn 16 quyển sách các loại từ võ thuật, sinh ngữ, kiến trúc, đến đông y, tử vi đẩu số v.v… xuất bản trong những năm 1969 – 1975.
Bài viết liên quan