Danh Môn Chính Phái là một bảo tàng kiến thức quí báu mà chỉ những bậc Đại Sư mới có khả năng truyền dạy những tri thức ấy qua một phương pháp, một giáo trình đào tạo hoàn hảo. Vì vậy vấn đề tầm sư học đạo nơi một Đại Phái là cần ích để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu gian khổ nhất, quyết liệt nhất trong đời, để chiến thắng kẻ thù lớn nhất mà không ai khác hơn là chính Bản Thân các bạn.
Một số đệ tử bản môn đã không vượt thắng được cái bản chất vốn yếu hèn để rồi rơi vào vực sâu, bì bõm trong vũng lầy thất bại rồi tan biến cùng hư không!
Giáo trình đào tạo của một môn phái cổ truyền là một cái “Đạo”, một trong những con đường đưa người học đến sự thấu hiểu ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. Minh Tâm Kiến Tánh là một sự tu luyện lâu dài trên con đường tìm hiểu bản thân, tìm kiếm sứ mạng của mình và sau cùng tìm được lẽ sống đích thực cho nhân loại. Nói cách khác, theo bộ phim “Bậc Đại Sư” gần đây… phải hiểu mình, rồi mới hiểu được mọi người, cuối cùng mới hiểu được trời đất. Như vậy một Võ Sư thực thụ trước hết phải là một triết gia hiểu thấu được Tam Tài của Tạo Hóa tức Thiên-Địa-Nhân rồi mới hiểu được Lẽ Sinh Tử của Trời Đất. Kẻ học võ và dạy võ, nếu bỏ qua khía cạnh văn hóa, triết lý và tinh thần của võ thuật tức là rời Võ Đạo thì chỉ là sự phí phạm thời gian và sẽ hoàn toàn thất bại.
Vì Võ Thuật đâu chỉ đơn thuần là một tập hợp các bài quyền, sắp xếp các thế miếng, các động tác đấm đá để chiến đấu tranh thắng!
Chúng ta cần phải hiểu rằng một giáo trình hoàn hảo chính là sự giảng dạy vạch ra được sự yếu hèn của bản thân, đánh vào thói tự kiêu sai trái để sau đó chỉ ra con đường đi đến chiến thắng cái Tôi vị Kỷ nhằm đạt đến sự thăng hoa các kỹ năng thành một nghệ thuật phi hình vô tướng, mở được tấm lòng bác ái… Đó chính là Tình Yêu Đại Đồng!
Đền thờ Thần Apollon tại Delphes há chẳng ghi : “hiểu biết được bản thân sẽ hiểu được Vũ Trụ và các vị Thần Linh”. Đức Ki Tô há chẳng dạy “Các con hãy thương yêu lẫn nhau” và trên thế giới mọi nền văn hóa lớn truyền thống đều có chung một nội dung giảng dạy…
Thế còn các bạn? đã chọn con đường nào để đến với Đạo?
Nguyên bản tiếng Pháp do Đại Sư Nam Anh viết tại Montreal 2014
Bài viết liên quan