Vịnh Xuân Nam Anh Kung Fu còn lưu giữ nhiều phương pháp kiểm tra trình độ luyện tập của môn sinh theo đúng truyền thống đào tạo cổ xưa như nội công, ngoại công và các kỹ thuật chiến đấu. Tri thủ là một kỹ thuật đặc thù để tìm hiểu sở trường chuyên luyện và sở đắc tinh hoa của Vịnh xuân Chính thống phái qua các pháp: Khuyên thủ, Niêm thủ, Tán thủ và Thung thủ. Nhân kỳ thi sát hạch trình độ 3 đẳng Chu sa đai năm 2010 chúng tôi được phép phổ biến chút hình ảnh minh họa sau đây.
Mục đích kiểm tra kình lực và tốc độ của môn sinh nhằm đào luyện Thị Giác Tỉnh – yếu tố đầu tiên trong Tam Tỉnh của Vịnh Xuân bao gồm Thị Giác Tỉnh, Xúc Giác Tỉnh và Cảnh Giác Tỉnh.
Với lối đánh loạn đả không dùng kỹ thuật, buộc môn sinh phải toàn lực toàn ý cố gắng bảo vệ ba đóa hoa tại ba nơi hiểm yếu của bản thân (2 thái dương và chấn thủy).
Thông thường để tạo điều kiện cho môn sinh thăng tiến vị thầy thường nương tay để dành tặng môn sinh một đóa hoa, một cơ hội…
Đặc biệt kiểm tra về kỹ thuật thuần túy và người môn sinh phải có khả năng bảo toàn cả ba điểm trọng yếu .
Trong đợt thi tháng 10 năm 2010 toàn bộ 8 thí sinh Chu Sa Đai đệ tam đẳng đều chưa đạt trình độ
Trình độ Cao Đẳng Chu Sa Đai:
Sau 10 năm luyện tập theo đúng trình độ môn sinh phải đủ khả năng sử dụng công phu công, thủ, phản, biến để bảo toàn sinh mạng.
Trong trường hợp này vị Thầy được quyền áp dụng Ngũ Hành Bộ Pháp và như thế là một sự trao đổi kỹ thuật có kiểm soát.
***
Hỏi đáp:
1) Tại sao cuộc thử nghiệm lại tượng trưng bằng các đóa hoa mà không phải vật gì khác?
Loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp mong manh, do đó buộc các bậc Thầy phải dùng các kỹ thuật tinh diệu để không làm tổn thương môn sinh.
2) Tại sao người Thầy để tạo điều kiện cho môn sinh thăng tiến lại để dành tặng một đóa hoa?
Trình độ sơ đẳng không học trò nào có đủ khả năng vượt qua một cuộc trắc nghiệm thực sự nếu không có sự nương tay của bậc Thầy.
3) Tại sao ở trình độ 1 và 2 các môn sinh không được dùng những đòn phản công, vì như vậy họ sẽ phòng thủ tốt hơn ???!!!
Thông thường thì mọi người đều lầm tưởng như vậy, nhưng tiếc thay trong thực tế trước một sự tấn công ào ạt, một sức ép mãnh liệt khiến môn sinh phải toàn tâm toàn lực đối phó, chỉ một thoáng manh nha phản kích đã biến cục diện thành một thảm họa đúng nghĩa trong cuộc chiến sinh tử
Tác giả bài viết: Võ Sư Nam Anh Kiệt
Bài viết liên quan