menu

Liên Kết

www.shaolinwingchun.com
www.peimeikungfu.com

LƯU TRỮ

Trang Nhất

Hệ Thống Đai Đẳng Trong Vịnh Xuân Chính Thống Phái

Theo quy luật chung, mọi tổ chức đều có một hệ thống cấp bậc cùng với những quyền hạn và trách nhiệm tương ứng với cấp bậc ấy.

Toàn bộ các quy định hay quy ước của một tổ chức được gọi là Nội Quy (quy định nội bộ), đối với một môn phái cổ truyền, đó là Môn Quy, còn nội quy có thể linh hoạt theo từng nơi, từng võ quán riêng và không được trái với Môn Quy. Một hệ thống đẳng cấp chặt chẽ sẽ thể hiện được tính tôn ti trật tự, thứ bậc nghiêm minh.

ĐAI

Được định nghĩa như là sự thể hiện giá trị của cá nhân, tức là thành quả của người luyện đạt được và được các cấp có thẩm quyền công nhận. Điều đó có nghĩa là không ai được phép tự phong đai cho bản thân (ngoại trừ một trường hợp sẽ được nói tới dưới đây).

ĐẲNG

Là các cấp trong một bậc đai, được thể hiện bằng các vạch. Màu của đẳng là màu của bậc đai kế tiếp, tượng trưng cho sự tiến bộ hướng đến bậc đai ấy.

Có 3 màu sắc trong hệ thống đai của Vịnh Xuân Chính Thống phái

1. Màu đen (Huyền đai) – Bậc Sơ Đẳng.
2. Màu đỏ (Chu Sa đai) – Bậc Trung đẳng trở lên.
3. Màu trắng (Kim đai) – Bậc Chưởng Môn (thường đã xuất thế).

Ý NGHĨA MÀU ĐAI

1. Màu đen: Cấp thấp nhất, tượng trưng cho sự u tối, chưa hiểu biết về Võ Đạo. Đạt được đai đen có nghĩa là đã được bậc thầy chấp nhận cho được tiếp tục học tập trên con đường Võ Đạo:

– Có 4 cấp đánh dấu sự hằng tâm và tiến bộ.

2. Màu Đỏ : Ở trình độ cao hơn, tượng trưng cho ngọn lửa nhiệt huyết và sự kiên định trên con đường rèn luyện :

– Có 9 cấp được tượng trưng bằng các vạch trắng, mỗi vạch hay mỗi cấp đẳng tương ứng với một phẩm chất (Đức) hay kỹ năng cần thiết (Tài) để đạt đến Đạo.

3. Màu trắng : màu đai cao nhất, tối thượng trong Vịnh Xuân Chính Thống phái, biểu tượng cho sự Thuần Khiết, Minh triết và Toàn giác.

Nguyên tắc nào cũng có ngoại lệ, và Kim đai là một ngoại lệ : bậc Đại Sư cao cấp nhất ở địa vị Chưởng Môn có thể tự phong Kim đai. Nhưng trong thực tế, người đã đạt đến trình độ ấy thì không cần phải đeo đai cho người khác thấy vì các bậc này thường ẩn tu không còn vướng bận thế tục.

Ý NGHĨA CÁC CẤP ĐẲNG :

Trình độ Sơ Đẳng ( Huyền đai ) : 5 cấp

1. Chưa mang đai :

Đối với người mới vào học và bắt đầu học từ đầu của chương trình bậc sơ đẳng thì chỉ được mặc võ phục của môn phái mà không đeo đai. Đây là giai đoạn tìm hiểu lẫn nhau giữa võ sinh và môn phái. Trong giai đoạn này, võ sinh chưa phải là người của môn phái và chưa có ràng buộc trách nhiệm về mặt môn phái. Võ sinh có thể ngưng theo học bất cứ lúc nào mà không cần nghi thức đặc biệt. Sau giai đoạn này, thường kéo dài 3 tháng tập luyện liên tục, nếu võ sinh muốn tiếp tục theo học tại môn phái và môn phái cũng đồng ý tiếp nhận, tiếp tục dạy võ sinh thì võ sinh sẽ được thi cấp Huyền đai. Nếu thi đậu, võ sinh sẽ được làm lễ “nhập môn – bái sư”. Sau lễ này, võ sinh chính thức trở thành môn sinh của môn phái. Từ đây, giữa môn phái và môn sinh có mối ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau về mặt môn phái.

2. Huyền đai : đai đen.

3. Huyền đai đệ nhất đẳng : đai đen 1 vạch đỏ.

4. Huyền đai đệ nhị đẳng : đai đen 2 vạch đỏ.

5. Huyền đai đệ tam đẳng : đai đen 3 vạch đỏ.

Trình độ Trung Đẳng, Cao Đẳng và Siêu Đẳng (Chu Sa đai) : 10 cấp

– Trung Đẳng : bậc Quán Trưởng.

– Cao Đẳng : bậc Võ Sư.

– Siêu Đẳng : bậc Đại Sư.

Mỗi bậc được chia ra làm nhiều cấp. Mỗi cấp bậc có một mức độ khác nhau về quyền hạn, đi đôi với nghĩa vụ và bổn phận, cũng như các đặc quyền chính đáng gắn liền với trách nhiệm của cấp bậc tương ứng.

Cần phải phân biệt cấp, bậc (được thể hiện bằng Đai, Đẳng) với chức vụ (trách nhiệm được giao trong tổ chức). Trong một số trường hợp, cấp bậc chưa cao vẫn có thể được giao chức vụ cao (và ngược lại).

A – Bậc Quán Trưởng :

Chức năng : huấn luyện viên.

1. Quán Trưởng tập sự : chu sa đai. Chức năng : phụ tá cho Quán Trưởng trợ giảng.

2. Quán Trưởng trợ giảng : chu sa đai đệ nhất đẳng, đệ nhị đẳng. Chức năng : phụ tá cho Quán Trưởng thục thụ.

3. Quán Trưởng thực thụ : chu sa đai đệ tam đẳng, đệ tứ đẳng. Chức năng : huấn luyện viên thực thụ.

Trong số các chu sa đai đệ tứ đẳng, cá nhân nào hội đủ các điều kiện về tài và đức phù hợp với nhu cầu của môn phái sẽ được chỉ định làm Quán Trưởng Tổng giáo luyện, gọi tắt là Tổng Quán Trưởng. Chức năng : huấn luyện viên trưởng.

B – Bậc Võ Sư:

1. Chuẩn Võ Sư : chu sa đai đệ ngũ đẳng.

2. Võ Sư thực thụ : chu sa đai đệ lục đẳng.

3. Sư Trưởng : chu sa đai đệ thất đẳng.

C – Bậc Đại Sư :

1. Đại Sư : chu sa đai đệ bát đẳng.

2. Đại Sư Trưởng Lão : chu sa đai đệ bát đẳng và đệ cửu đẳng.

3. Đại Sư Chưởng Môn : chu sa đai đệ cửu đẳng và kim đai (khi đạt Kim đai, Đại Sư Chưởng Môn lui về sống ẩn dật).

Tại tổ đình Kim Cương tự (Trung Hoa), xưa kia, khi tổ chức môn phái còn gắn liền với Phật giáo, các bậc Đại Sư Trưởng Lão đều dưới quyền lãnh đạo tối cao của Đại Sư Phương trượng và tối thượng là quyền năng về tâm linh của các vị Tổ Sư và liệt vị Tiền Nhân.

Một cách tổng quát, việc thăng đai và cấp bậc cho các môn sinh dự tuyển được đánh giá trên các tiêu chuẩn về TÀI và ĐỨC.

Riêng lễ tấn phong cấp bậc Đại Sư, xưa kia là một sự kiện trọng đại trong giới võ lâm. Các vị Đại Sư các môn phái khác thường tặng lễ vật. Hoà khí giữa các môn phái là điều cực kỳ quan trọng. Vì thế, việc chọn ra một bậc Đại Sư cũng cần phải căn cứ trên năng lực của vị này trong việc xây dựng và duy trì hoà khí giữa các võ lâm đồng đạo.

Cũng xin nói rõ thêm : trong hệ thống đai đẳng của Vịnh Xuân Chính Thống phái, để đạt chức danh “Võ Sư” phải có trình độ Chu Sa đai đệ ngũ đẳng và được thụ phong “Sư” thông qua lễ “Xuất Sư”. Nếu không được phong “Sư” thì dù có đạt trình độ chu sa đai đệ ngũ đẳng, đệ lục đẳng thì cũng chỉ là cấp Quán Trưởng cao cấp mà thôi.

Trong thực tế, các cấp Quán Trưởng, từ chưa có đẳng đến đệ tứ đẳng, khi truyền dạy võ thuật đều được võ sinh và xã hội xem trọng như bậc “Thầy”, được xưng hô là “võ sư” theo nghĩa nghề nghiệp xã hội. Điều này xuất phát từ tinh thần “Tôn Sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Tuy nhiên, khi làm lễ nhập môn cho võ sinh, các cấp Quán Trưởng không được phép nhận đại lễ (lạy). Võ sinh chỉ hành đại lễ đối với linh vị Tổ Sư, liệt vị uy linh và với Đại Sư Chưởng Môn. Đối với Quán Trưởng, “người thầy” theo nghĩa rộng, võ sinh chỉ dùng nghi thức chào kính và xá 3 lần.

Tác giả bài viết: Nam Yên
Nguồn tin: www.vinhxuanphai.com

Bài viết liên quan


DANH NGÔN

  • Địch thủ thì mình đồng da sắt còn ta như cành khô củi mục… Than ôi! Giao đấu sẽ khác nào tự sát…Ngựa và khỉ há chẳng chạy nhảy và leo trèo rất khéo léo hay sao? Nhưng làm sao chống cự với loài hùm beo hổ báo…(Đại Sư Nguyên Minh)
  • Nền tảng tinh hoa của Vịnh Xuân Phái gồm có Ngũ Hình, Tam Tĩnh và Bát Môn… Ba giai đoạn này đều quan trọng như nhau, nếu thiếu một thì không còn là Vịnh Xuân nữa… Vịnh Xuân là không thừa, không thiếu…(Đại Sư Nguyên Tế Công)
  • Con người chỉ là một mảnh vụn tri thức vi tiểu, hoàn toàn bất lực trước lý Sinh Diệt, và đứng trước Đạo lớn huyền vi vô biên, hắn chỉ là một kẻ đại ngu!(Đại Sư Nguyên Minh)
Nam Anh KungFu
Nam Anh KungFu
NAM ANH KIỆT
Nam Anh KungFu
NAM ANH QUANG

Back to Top